Người tiêu dùng Việt Nam và xu hướng mới
Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn. Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại. Hãy cùng NR Global tìm hiểu thêm qua bài viết sau nhé!
Người tiêu dùng e ngại với các hoạt động mua sắm
Sự thay đổi hành vi tiêu dùng đã làm hiện đại hóa và đa dạng hóa môi trường tiêu dùng
Ngoài sự thay đổi về nhân khẩu học, thị trường tiêu dùng Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong hành vi khi thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam tăng lên đồng thời có nhiều sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh và công nghệ.
5 sự thay đổi đáng chú ý nhất bao gồm: ảnh hưởng của các hoạt động số hóa lên các kênh phân phối, sự tăng lên của các hệ sinh thái trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng, các thương hiệu nội địa ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn, các sản phẩm theo hướng “lối sống có ý thức” được ưu ái hơn và khoảng cách địa lý không còn là rào cản hay thách thức lớn.
Mô hình kênh hỗn hợp mới
Ở hầu hết các thị trường tiêu dùng, các cửa hàng tạp hóa truyền thống đang dần được thay thế bởi các cửa hàng hiện đại, đặc biệt là các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Nhưng ở Việt Nam, ngoài việc hiện đại hoá các mô hình bán lẻ truyền thống, hoạt động số hóa cũng đang làm thay đổi nhanh chóng cách thức mua sắm của người tiêu dùng.
Cũng giống như một số thị trường khác tại khu vực Châu Á, điều này sẽ dẫn đến hai thứ:
Thứ nhất, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng đến mức chúng ta không thể thấy được sự phát triển thông thường (từng bước) từ mô hình bán lẻ truyền thống sang hiện đại. Theo McKinsey, đến năm 2025, quy mô của thương mại điện tử ở Việt Nam có thể lớn ngang bằng với các cửa hàng bán lẻ vật lý (cửa hàng offline).
Thương mại điện tử dần thay thế bán hàng truyền thống
Thứ hai, thương mại truyền thống cũng đang được số hóa nhanh chóng. Việt Nam có hơn 680.000 cửa hàng ngoại tuyến (offline) bán các thực phẩm cơ bản và hàng tiêu dùng nhanh (FCMG).
Khi các doanh nghiệp tập trung vào kỹ thuật số càng cạnh tranh với những doanh nghiệp B2B truyền thống như các đơn vị bán buôn hay các cửa hàng mua và thanh toán bằng tiền mặt, thì thương mại truyền thống càng trở nên được kết nối nhiều hơn.
Quá trình này có thể làm gián đoạn các nhà phân phối và bán buôn truyền thống, và cuối cùng, cũng chính điều này sẽ dẫn đến năng suất đạt được sẽ cao hơn.
Một sự quy tụ lớn
Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đang được định hình lại bởi một khái niệm được gọi là “sự quy tụ lớn”, nơi mà các hệ sinh thái kỹ thuật số đang tổng hợp nhiều nhu cầu của người tiêu dùng và phục vụ họ với các mức độ tích hợp khác nhau.
Điểm đến cuối cùng của sự tích hợp này chính là các siêu ứng dụng, nơi có thể cung cấp một cửa hàng kỹ thuật số duy nhất cho khách hàng thông qua nhiều mục đích sử dụng, nhiều chức năng và nhiều các dịch vụ bổ sung.
Ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc thích nghi các hoạt động kỹ thuật số trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hàng tạp hóa, giải trí, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, bất động sản và giáo dục. Sự tăng tốc này thể hiện rất rõ ở thị trường Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nhiều nền kinh tế
Từ các lớp học trực tuyến đến việc đặt hàng qua các nền tảng kỹ thuật số, người tiêu dùng Việt Nam thích ứng nhanh hơn và sử dụng nhiều hơn.
Các thương hiệu địa phương đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn
Các thương hiệu Châu Á đang duy trì những vị thế tốt trong nhiều ngành hàng và danh mục sản phẩm buôn bán trực tiếp với người tiêu dùng, bao gồm cả người tiêu dùng Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước đã xây dựng không ít các thương hiệu thành công, những tên tuổi lớn như Masan, Nutifood hay Vinamilk trong lĩnh vực FMCG là ví dụ.
Trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài đóng vai trò là “người tiên phong” trong các kênh bán hàng hiện đại, thì hầu hết các thương hiệu phát triển nhanh nhất lại đến từ các doanh nghiệp trong nước, chẳng hạn như Bách Hóa Xanh, Coop Mart và VinMart.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưu tiên nhiều hơn đến các sản phẩm mang hơi hướng “lối sống có ý thức”
Lối sống và hành vi của người tiêu dùng ảnh hưởng và liên quan nhiều hơn đến người khác, môi trường và xã hội thì thường gắn liền với điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cho thấy nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang bắt chước hành vi này.
Ống hút và cốc có thể tái sử dụng trong các quán cà phê, túi vải tote ở siêu thị hay các nhãn hàng thời trang. Chúng thân thiện với môi trường và đang là những mối quan tâm hàng đầu và xuất hiện nhiều nơi đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Người tiêu dùng dần quan tâm đến môi trường hơn
Trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng, 91% người tiêu dùng Việt Nam được hỏi cho biết họ đã nhận thức được và đang quan tâm nhiều hơn đến lối sống có ý thức.
Điều này cũng có nghĩa là, người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững, trách nhiệm xã hội và các điều kiện lao động, và hiển nhiên, họ cũng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho điều này.
Khoảng cách địa lý không còn là rào cản
Hai trung tâm tiêu dùng lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh vốn cách rất xa nhau, có khí hậu và lịch sử rất khác nhau, dẫn đến có nhiều sự khác biệt trong hành vi và sở thích mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.
Hiểu được điều này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các phương thức marketing khác nhau để tiếp cận các nhóm người tiêu dùng khác nhau ở các khu vực khác nhau.
Tuy nhiên, sự khác biệt lớn về bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam có thể là một trở ngại lớn đối với không ít các thương hiệu, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vốn không quen thuộc hay am hiểu các bối cảnh địa phương.
Các hoạt động truyền thông kỹ thuật số đang làm hài hòa và mờ dần khoảng cách địa lý của các thương hiệu; một thương hiệu đã tạo dựng được chỗ đứng trong khu vực này hiện đang dần chiếm lĩnh thị trường ở các khu vực khác.
Vào năm 2015, các thương hiệu được phân phối trên toàn quốc nhưng không có “thành trì” tại địa phương chiếm khoảng 32% sản lượng toàn nền kinh tế, 37% với các thương hiệu tập trung vào miền Nam, chẳng hạn như Bia Sài Gòn và 24% cho các thương hiệu tập trung vào miền Bắc hoặc miền Trung như Bia Hà Nội.
Tuy nhiên, tính đến năm 2020, thị phần của các thương hiệu quốc gia đã tăng lên khoảng 40%, trong khi thị phần của các thương hiệu chỉ tập trung miền Bắc hoặc miền Trung đã giảm đi rất nhiều.
Kết luận
Mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn do đại dịch vẫn đang bùng phát gây cản trở hành vi tiêu dùng. Nhưng mức tiêu thụ ở Việt Nam được dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập người tiêu dùng tăng lên. Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á. Đây sẽ là những thông tin đáng mừng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở bài viết trên của NR Global. Bạn đọc sẽ có cái nhìn bao quát hơn về thị trường tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh đại dịch.
_______________
NR Global – Truyền thông & Marketing
Làm Marketing không khó – Khi đã có NR Global ở đây
FOLLOW NR GLOBAL
➤ Facebook: https://www.facebook.com/nrglobal.vietnamm
➤ Website: www.nrglobal.vn
➤ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCpb0bXe5dqiCOi20VhRZemg
➤ Google My Business: https://g.page/nrglobal
➤ Email: info.nrglobal@gmail.com
➤ Instagram: https://www.instagram.com/nr.global/
➤ Tik Tok: https://www.tiktok.com/@nrglobal_websitedesign
➤ Hotline: 0935 19 19 03