6 PHƯƠNG PHÁP GIÚP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TRỞ NÊN TÍCH CỰC HƠN
Các nhân viên văn phòng ngày càng bận rộn trước màn hình máy tính. Họ không có nhiều cơ hội trương tác hay giao tiếp với nhau. Điều này dễ dẫn đến việc các nhân viên không được gắn kết với nhau. Do đó, môi trường làm việc tích cực là một điều vô cùng cần thiết và không được bỏ qua. Vì nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ví dụ như giảm tỷ lệ nghỉ việc, tăng năng suất lao động và cải thiện mối quan hệ giữa mọi người trong công ty.
6 phương pháp dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên của mình.
1. Quy trình nhập môn phù hợp
Nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực cho biết có đến một nửa số nhân viên nhiều kinh nghiệm đã nghỉ việc chỉ sau 18 tháng nhậm chức. Còn đối với những nhân viên được trả lương theo giờ, tỷ lệ này là 4 tháng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc xây dựng một chương trình đào tạo nhập môn phù hợp. Từ đó các nhân viên mới cảm thấy được chào đón và hòa hợp với công ty ngay từ đầu.
Các nhân viên mới cần một khoảng thời gian ít nhất là hai tuần để làm quen với môi trường mới. Trong thời gian này, họ có thể quan sát cách làm việc của các nhân viên cũ, tham gia các buổi họp của công ty, hoặc có người hướng dẫn trực tiếp. Từ đó nhân viên mới có thể hiểu quy trình làm việc của công ty.
Tóm lại, công ty cần tạo điều kiện để nhân viên mới có thể giao lưu và kết nối với những người xung quanh. Để họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.
2. Minh bạch trong giao tiếp
Khi đã hiểu được quy trình làm việc của công ty thì nhân viên mới cũng có nhu cầu được lắng nghe khi họ đưa ra những giải pháp mang tính góp ý cho công ty.
Đây là cũng là điều giúp cho mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên càng gắn bó và tin tưởng nhau hơn. Vì tiếng nói của nhân viên được lắng nghe và xem xét để thực hiện.
Nhưng để thực hiện tốt điều này thì ngay từ đầu công ty cũng nên rõ ràng về kỳ vọng của mình. Hãy để nhân viên nhận thức rõ ràng trách nhiệm và nhiệm vụ của mình. Từ đó sẽ không xảy ra những mâu thuẫn hoặc xích mích không đáng có.
3. Xây dựng tinh thần tập thể
Tinh thần tập thể được thể hiện rõ nhất ở giai đoạn khó khăn. Khi mà mọi người nên gắn kết để giải quyết vần đề thay vì chia rẽ và mâu thuẫn.
Vì vậy, doanh nghiệp nên chú trọng vào các hoạt động team building. Để từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên. Những hoạt động này đôi khi là hoạt động nhỏ như tổ chức sinh nhật hay chào mừng ngày lễ. Hoặc cũng có thể là những hoạt động lớn như chương trình cuối năm…
Tuy nhiên cần cố gắng tránh hiện tượng “tư duy tập thể”. Đây là hiện tượng khi nhân viên không dám bày tỏ ý kiến cá nhân vì sợ xảy ra xung đột. Từ đó có thể dẫn đến những hệ lụy như việc ủng hộ những ý tưởng chưa hợp lý. Do đó, nên cân bằng giữa đoàn kết và bày tỏ quan điểm cá nhân.
4. Thực hiện kiểm tra thường xuyên
Việc theo dõi thường xuyên cũng mang đến nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên với công ty.
Chee Tung Leong, CEO của start-up công nghệ nhân sự EngageRocket gợi ý rằng nên tiến hành kiểm tra hằng ngày với nhóm của bạn để đánh giá nhóm đã làm được gì vào ngày hôm trước. Cũng như chuẩn bị kế hoạch cho những việc cần làm vào ngày hôm nay. Nhờ đó mà người quản lý có thể giúp các nhân viên giải quyết những vấn đề khẩn cấp. Qua đó phát triển được mối quan hệ giữa hai bên. Chee Tung khẳng định: “Chỉ bằng một việc đơn giản không những giúp nhân viên cải thiện được năng suất làm việc mà còn thúc đẩy động lực của họ. Bởi vì điều đó tạo cho họ cảm giác cấp trên đang thực sự giúp mình giải quyết vấn đề.”
5. Xây dựng một môi trường làm việc thoải mái
Môi trường làm việc thoải mái có thể giúp nhân viên làm việc với tối đa công suất mà không hề bị phân tâm. Doanh nghiệp nên cân nhắc đầu tư vào nội thất chuyên dụng trong văn phòng. Từ đó giúp người lao động thoải mái hơn khi làm việc. Ngoài ra, về lâu dài còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về cột sống và đau lưng của nhân viên.
6. Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng
Trong tâm lý học hành vi, khái niệm Củng cố tích cực có nghĩa là đưa ra sự khen thưởng sau khi một đối tượng thể hiện được kết quả tốt. Điều này sẽ khiến họ có động lực để thực hiện điều đó thường xuyên hơn.
Nhân viên cảm thấy được khích lệ và ghi nhận thì sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Từ đó mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Phần thưởng đôi khi chỉ cần là một lời khen ngợi cũng có thể tăng sự tự tin và trở thành động lực. Ai cũng muốn được đánh giá và ghi nhận nỗ lực của mình. Từ đó họ sẽ phấn đấu để tiếp tục có được những phần thưởng đó.
Hy vọng sáu phương pháp ở trên sẽ giúp doanh nghiệp tạo được môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Vì một môi trường tích cực sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên của mình.
—————————————–
NR GLOBAL – THIẾT KẾ WEBSITE & DIGITAL MARKETING
Địa chỉ: 33/8 Ông Ích Khiêm, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Website: https://nrglobal.vn
FB: https://fb.com/nrglobal.vn
Điện thoại: 0935 1919 03 | 0236 777 8686